Răng chết tủy là những chiếc răng đã bị viêm tủy và không thể phục hồi lại được. Khi điều trị răng chết tủy bác sĩ thường hướng tới phương pháp bảo tồn răng. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp phải nhổ răng chết tủy. Vậy có thực sự cần nhổ răng chết tủy không? Phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Răng chết tủy là gì?
Tủy răng là phần nằm sâu trong răng, được men răng và ngà răng bảo vệ. Về bản chất, tủy răng chứa các liên kết dây thần kinh và mạch máu nằm giữa các răng, đóng vai trò là nguồn sống nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc. Chính vì thế khi tủy răng bị tổn thương sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng răng, viêm tủy và nặng nhất có thể dẫn tới chết tủy.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng răng bị chết tủy là do người bệnh bị viêm tủy lâu ngày nhưng không đi điều trị. Viêm tủy do vi khuẩn phát triển mạnh mẽ tấn công răng làm cho răng bị đau đớn khó chịu khi ăn nhai hoặc khi có cử động trong miệng.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng bị chết tủy
Khi bạn cảm nhận được nướu bị sưng tấy, những cơn đau nhức thường xuyên xuất hiện và hành hạ về đêm, đó chính là dấu hiệu cho thấy răng bị viêm và tủy răng bị chết. Răng bị chết tủy sẽ rất dễ gãy vỡ, tùy theo độ tổn thương và răng sẽ trải qua 3 giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn viêm tủy hồi phục
Giai đoạn này hoàn toàn có thể hồi phục. Lúc này răng bị tổn thương nhẹ và xuất hiện các cơn đau nhức kèm theo hơi ê buốt. Tình trạng đau buốt nghiêm trọng nhất là về đêm. Ngoài ra khi ăn hoặc uống các loại đồ ăn nóng lạnh thì cơn đau nhức sẽ kéo dài dai dẳng hơn.
Giai đoạn viêm tủy không phục hồi
Ở giai đoạn viêm tủy không phục hồi, bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn đau bất chợt, có thể kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ và xuất hiện với mức độ khá thường xuyên. Nướu răng bị tổn thương sẽ dần tích mủ, làm cho mô thịt bị đẩy lên và gây đau buốt dữ dội.