Răng sâu không phải tự nhiên xuất hiện mà trải qua thời gian tương đối dài. Dấu hiệu của chúng cũng khá mờ nhạt. Nếu không chú ý bạn thường bỏ qua và cho rằng hàm răng của mình vẫn khỏe mạnh. Răng sâu nhẹ nên làm gì đang là băn khoăn của rất nhiều người. Nếu vậy thì bạn nên đọc ngay thông tin quan trọng dưới đây để tìm cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.
Tìm hiểu cấu tạo của một chiếc răng
Trước khi tìm hiểu răng sâu nhẹ nên làm gì, bạn cần biết cấu tạo của chiếc răng để định hình chính xác vị trí bị sâu răng ở đâu, có tác động như thế nào đến sức khỏe toàn hàm.
Cấu tạo răng từ trên xuống dưới
Mỗi răng sẽ có phần thân răng và chân răng. Giữa phần thân răng và chân răng là đường cổ răng. Chúng có dạng đường cong hay y khoa gọi là đường nối men-xê răng. Thân răng được bao bọc bởi men răng, còn chân răng được xê măng bao phủ.
Phần răng thấy được trong miệng là thân răng lâm sàng. Còn cổ răng thay đổi tùy theo nơi bám và bờ của lợi viền. Khi tuổi càng cao thì nơi bám này càng có xu hướng di chuyển dần về phía chóp răng.
Cấu tạo răng từ ngoài vào trong
Mỗi răng sẽ có men răng, ngà răng (mô cứng) và tủy răng (mô mềm).
– Men răng
Men răng là tổ chức cứng nhất trong cơ thể có tỷ lệ muối vô cơ cao khoảng 96%. Ngoài ra sẽ có 1% là axit amin histidin, lysin arginin (các axit amin trong keratin) và 3% là nước.
Tính chất hóa học cua chúng là cứng, giòn. Bình thường men răng có màu trong mờ, mỏng, ngấm vôi tốt. Qua lớp men mới nhìn thấy ngà răng.
Lớp men phủ thân răng thường dày mỏng không đều. Ở vị trí dày nhất là núm răng (hơn 1,5mm). Còn ở vùng cổ, men răng sẽ mỏng dần.
– Ngà răng
Ngà răng là tổ chức chiếm khối lượng chủ yếu ở thân răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng không lộ ra ngoài, được bao phủ hoàn toàn bởi men răng và xương răng. Ngà răng chiếm khoảng 30% nước và chủ yếu là chất keo collagen. Do vậy chúng ít rắn chắc hơn, chun giãn hơn so với men răng. Không dễ giòn và vỡ như men răng. Bên trong ngà răng có các ống ngà.
– Tủy răng
Tủy răng được bao bọc và che chở bởi lớp men răng và ngà răng. Đây là tổ chức rất đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh cảm giác và mạch máu để nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Tủy răng có ở cả chân răng và thân răng.
Những dấu hiệu nhận biết của răng sâu nhẹ